So sánh hướng động và ứng động ở thực vật? (Miễn phí)

  • 390,000
  • Tác giả: admin
  • Ngày đăng:
  • Lượt xem: 39
  • Tình trạng: Còn hàng

Câu hỏi:

13/07/2024 17,650

Giống nhau:

+ Đều là phản ứng của thực vật trả lời các kích thích của môi trường.

+ Đều có thể dẫn đến sinh trưởng, thay đổi hình dạng thực vật.

+ Đều giúp thực vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

• Khác nhau:

Điểm phân biệt

Hướng động

Ứng động

Hướng kích thích

Tác nhân kích thích từ 1 phía.

Tác nhân kích thích từ có thể từ mọi phía.

Hướng của phản ứng

Hướng của phản ứng được xác định theo hướng tác nhân kích thích.

Hướng của phản ứng không xác định theo hướng tác nhân kích thích mà phụ thuộc vào cấu tạo của bản thân cơ quan.

Cơ chế

Do ảnh hưởng của các hoocmôn (phân bố không đồng đều từ hai phía của cơ quan), do trọng lực → tốc độ sinh trưởng của các tế bào khác nhau.

Do sự thay đổi sức trương nước, sự co rút của chất nguyên sinh → thay đổi thể tích tế bào. Có thể do các hoocmôn làm cho sinh trưởng của các tế bào mặt trên và dưới khác nhau.

Tốc độ

Diễn ra chậm.

Diễn ra nhanh.

Nhà sách VIETJACK:

🔥 Đề thi HOT:

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nguyên nhân nào sau đây gây ra ứng động sinh trưởng ở thực vật?

A. Do sự biến đổi hoạt động của các enzim trong tế bào.

B. Do sự thay đổi sức trương nước trong tế bào ở cơ thể thực vật.

C. Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của tế bào ở 2 phía của cơ quan.

D. Do sự biến đổi của điều kiện môi trường sống.

Câu 2:

Vận động của bắt mồi của cây nắp ấm là loại ứng động nào sau đây?

A. ứng động sức trương nhanh.

B. ứng động tiếp xúc kết hợp với hóa ứng động.

C. ứng động sức trương chậm.

D. ứng động sức trương nhanh kết hợp hóa ứng động.

Câu 3:

Điều nào sau đây đúng khi nói về sự nở hoa của hoa mười giờ?

A. Đã được chương trình hóa sẵn.  

B. Phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng,

C. Là phản ứng nhiệt ứng động.    

D. Không nở hoa vào những ngày trời mưa.

Câu 4:

Vận động tự vệ ở lá cây trinh nữ thuộc loại vận động nào sau đây?

A. Ứng động sinh trưởng.

B. Ứng động không sinh trưởng,

C. Hướng động dương.

D. Hướng tiếp xúc.